Chợ Lớn
Chợ Lớn

Tỉnh/thành: TP.HCM

Mô tả:

Nếu nói đến chợ Bến Thành là biểu tượng của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, thì Chợ Bình Tây hay Chợ Lớn mới là trung tâm thương mại, sinh hoạt có tính biểu trưng của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn.

Tên của khu vực này lấy từ tên của một ngôi chợ nằm ven kênh Tẻ đoạn gần công viên Đại Thế Giới hiện nay. Sau chợ dời đi đến đường Khổng Tử và lấy tên chính thức là Chợ Bình Tây, còn được gọi là Chợ Lớn Mới, là ngôi chợ được xây cất vào năm 1928, mặt tiền nằm trên Đại lộ Tháp Mười, giữa Đại lộ Hải Thượng Lãn Ông (còn gọi là Đại lộ Khổng Tử) và Đại lộ Hậu Giang, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Trước cửa chợ khoảng một dặm là Bến xe Chợ Lớn, khi nối liền với Xa cảng Miền Tây sẽ trở thành nơi mà hàng ngàn dân mua bán mỗi ngày lên xuống từ mỗi tỉnh vùng quê của Miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Phía Đông của Chợ Lớn còn có Chợ Kim Biên nằm trên Đại lộ Hải Thượng Lãn Ông, Chợ Bình Tiên ở phía Tây nằm trên đường Minh Phụng, trước mặt cầu Hậu Giang.

Theo nhiều người từ trong và ngoài Việt Nam, tên riêng "Chợ Lớn" còn được xem là một khu vực, hoặc một thành phố nhỏ của Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn bao gồm Quận 5, Quận 6, Quận 10 và một phần của Quận 11. Trong 4 quận đó người Hoa tập trung đông đảo nhất tại Quận 5, trở thành một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở nước Việt Nam, và họ luôn luôn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa suốt bao nhiêu năm qua.

Sở dĩ "Chợ Lớn Mới" có được tên này là vì trước đây trong khu vực này đã từng có một chợ, nằm ngay nơi Bưu Điện Chợ Lớn thời nay, chợ đó sau này thường được nhắc đến bằng tên "Chợ Cũ". Chợ Lớn được xây dựng bởi sau khi Chợ Cũ bị thiêu tàn trong một vụ cháy (thời gian và nguyên nhân của vụ cháy không rõ). Do chợ mới được xây lên rất to lớn vào thời đó, cho nên những người trong khu vực đặt cho được cái tên "Chợ Lớn Mới".

Bệ tượng Quách Đàm trong khuôn viên chợ

Nguyên thủy, đây là một vùng đất ruộng, một thương gia người Hoa là Quách Đàm (1863-1927) mua lại, chuyển đất ruộng thành đất thổ trạch, rồi tự mình xuất tiền để xây dựng một khu chợ xi măng cốt sắt rất đồ sộ, được người dân quen gọi là chợ Quách Đàm. Bên cạnh khu chợ, ông Quách Đàm cũng cho xây dựng khu phố nhà lầu theo kiểu phố buôn bán và vận động các quan chức cao cấp của Nam Kỳ, kể cả Thống đốc Cognacq để dời Chợ Lớn về đây. Bên trong chợ, ông cũng cho đặt tượng đồng của mình nơi cửa chính.

Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi chợ mới được xây dựng, dù đồ sộ, nhưng xung quanh dân cư còn thưa thớt, hơn nữa, các thương gia người Hoa buôn bán tại Chợ Lớn Cũ vốn đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn, vì vậy Chợ Quách Đàm chưa sầm uất như bây giờ..

Khu vực chợ Bình Tây có diện tích khoảng 28.000m2, trong đó nhà lồng là 8.500m2, bốn bên tiếp giáp với đường Lê Tấn Kế,Tháp Mười, Trấn Bình, Phan Văn Khoẻ. Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính nhìn về xa lộ Tháp Mười, trực diện bến xe Chợ Lớn. Là cửa ngỏ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng trên bến dưới thuyền, chợ Bình Tây sớm trở thành chợ đầu mối sầm uất bậc nhất Việt Nam.

Trong chợ có khoảng 876 gian hàng về thực phẩm và gia vị, đây là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, ngoài ra còn có các mặt hàng về đồ dùng gia đình, hàng may sẵn, lương thực và các ngành hàng khác. Hàng hoá trong chợ phần lớn được phân phối dưới hình thức bán sỉ cho mối lái các tỉnh và những tư thương mua về bán tại các chợ nhỏ trong thành phố. Việc mua bán giữa các bạn hàng chủ yếu dựa trên chữ tín, chẳng cần hoá đơn phức tạp, hay chữ ký rườm rà mà chỉ là cuốn sổ tự lập để ghi hàng nhận và giao thông thường. Có những khách hàng ở tận miền Trung hay miền Tây Nam Bộ, vì không đến chợ được nên chỉ gởi giấy yêu cầu cho một người quen mang tới là hàng hoá giao đến tận nơi. Ngược lại, đối với các chủ sạp, việc quan hệ giữa họ với nhà sản xuất hoặc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cũng diễn ra dưới hình thhức gối đầu hoặc ký gởi hàng hưởng hoa hồng.

Từ mờ sáng, chợ đã bắt đầu hoạt động, với những gian hàng thực phẩm, quần áo mới mẻ, đồ sộ, người bán, người mua từ khắp nơi đổ về rất nhộn nhịp và sôi động. Dọc theo khuôn viên chợ, có những quầy ăn uống của người Việt và người Việt gốc Hoa bày bán với giá rất bình dân để phục vụ khách đi đường và tiểu thương trong chợ. Thức ăn tại đây cũng rất phong phú và không kém phần hấp dẫn, thực khách có thể đến sạp số 30 của chị Gái hoặc chị Nguyệt để thưởng thức món bún riêu bình dân mà ngon tuyệt. Đặc biệt các sạp bán thức ăn lại thường xuyên thay đổi món để phù hợp với khẩu vị của từng thực khách. Đó là các món cháo, bún măng, bánh ướt, vịt tiềm… dậy mùi thơm của hương vị pha lẫn nét dịu dàng từ người chủ quán không thể chê vào đâu được.

Đêm ở chợ Bình Tây cũng nhộn nhịp và thơ mộng dưới màu đỏ của những chiếc đèn lồng đong đưa trước gió, lúc này bạn có thể đi dọc bên hông chợ để chiêm ngưỡng những vựa trái cây bạt ngàn được đưa từ miền Tây về. Từ Xoài Cát Hoà Lộc vàng ươm, đến bưởi Năm Roi ngọt lịm, chôm chôm Vĩnh Long vừa trốc vừa giòn...

Chợ Bình Tây vừa là trung tâm thương mại trong nước vừa là nguồn đầu mối phân phối hàng hoá đi các nước Nga, Đức, Hung và mạnh nhất là Campuchia. Các mặt hàng xuất đi nước ngoài thường là hàng may mặc sẵn, xi mạ, nhựa, gốm và gia vị… Đồng thời chợ còn là nơi bán lẻ với giá rất thấp mà chất lượng hàng vẫn được đảm bảo, điều đó đã hấp dẫn người tiêu dùng khi đến với chợ.


Tin tức, hình ảnh liên quan

Trao đổi trực tuyến:

1. Phòng Du Lịch Nước Ngoài - Outbound

2. Phòng kinh doanh - SalesDepartment

3. Phòng Du lịch nội địa - Domenstic Tour

4. Phòng Du lịch Hội chợ - Trade Fair Tour

Danh lam thắng cảnh:

Get the Flash Player to see this rotator.

Đối tác liên kết: